Khái quát :
Để thành thạo bảng chữ cái trong tiếng Trung. Bạn cần học nguyên âm và phụ âm.
Một chữ Hán bất kì sẽ được tạo từ Phụ âm + Nguyên âm .
CÔNG THỨC : CHỮ = PHỤ ÂM + NGUYÊN ÂM
Ví dụ :
- Từ ba : b là phụ âm, còn a là nguyên âm
- Từ zhou : zh là phụ âm, còn ou là nguyên âm
- Từ Chiang : Ch là phụ âm, còn iang là nguyên âm
=>> Phụ âm là những từ chuyên đứng ngoài, còn nguyên âm là những từ chuyên đứng bên trong .Hiểu nôm na chữ ch không thể đứng trong và chữ o không thể đứng ngoài – Nó sẽ thành och : Không có nghĩa gì hết .
Phụ âm là những chữ bên ngoài , còn nguyên âm là những chữ bên trong. Các bạn hãy vào phần bên để xem rõ nét hơn .
Trong vận mẫu chúng ta sẽ chia ra làm 2 loại là :
Vận mẫu đơn ( 1 chữ )
– a : Đọc gần giống như ” a ” trong tiếng Việt .
– e : Đọc gần giống như ” ơ ” và ” ưa ” trong tiếng Việt .Có 2 cách đọc tùy vào phụ âm đằng trước (Ta sẽ học sau)
– i : Đọc gần giống như ” i ” hoặc “ưa” trong tiếng Việt .
– o : Đọc gần giống như ” ô ” trong tiếng Việt .
– u : Đọc gần giống như ” u ” trong tiếng Việt .
– ü : Đọc gần giống như ” uy ” trong tiếng Việt .
Vận mẫu kép ( 2 chữ trở lên )
– ai : Đọc gần giống như ” ai ” trong tiếng Việt .
– ao : Đọc gần giống như ” ao ” trong tiếng Việt .
– an : Đọc gần giống như ” an ” trong tiếng Việt .
– ang : Đọc gần giống như ” ang ” trong tiếng Việt .
– ei : Đọc gần giống như ” ây ” trong tiếng Việt .
– en : Đọc gần giống như ” ân ” trong tiếng Việt .
– er : Đọc gần giống như ” ơr ” trong tiếng Việt .
– eng : Đọc gần giống như ” âng ” trong tiếng Việt .Cần uốn lưỡi
– ou : Đọc gần giống như ” âu ” trong tiếng Việt .
– ong : Đọc gần giống như ” ung ” trong tiếng Việt .
– ia : Đọc gần giống như ” ia ” trong tiếng Việt .
– ie : Đọc gần giống như ” iê ” trong tiếng Việt .
– in : Đọc gần giống như ” in ” trong tiếng Việt .
– ian : Đọc gần giống như ” iên ” trong tiếng Việt .
– iao : Đọc gần giống như ” ieo ” trong tiếng Việt .
– ing : Đọc gần giống như ” inh ” trong tiếng Việt .
– iang : Đọc gần giống như ” iang ” trong tiếng Việt .
– iong : Đọc gần giống như ” iung ” trong tiếng Việt .
– iou : Đọc gần giống như ” iâu ” trong tiếng Việt .
– ua : Đọc gần giống như ” oa ” trong tiếng Việt .
– uo : Đọc gần giống như ” ua ” trong tiếng Việt .
– uan : Đọc gần giống như ” oan ” trong tiếng Việt .
– uang : Đọc gần giống như ” oang ” trong tiếng Việt .
– uai : Đọc gần giống như ” oai ” trong tiếng Việt .
– ui : Đọc gần giống như ” uây ” trong tiếng Việt .
– un : Đọc gần giống như ” uân ” trong tiếng Việt .
– üe : Đọc gần giống như ” uê ” trong tiếng Việt .
–ün : Đọc gần giống như ” uyn ” trong tiếng Việt .
– üan : Đọc gần giống như ” uayn ” trong tiếng Việt .
Phụ âm ( Thanh mẫu ) sẽ được chia thành 6 nhóm như sau :
Nhóm 1 : Âm răng môi
– b : Đọc gần giống như ” p ” trong tiếng Việt .
– p : Đọc gần giống như ” p ” trong tiếng Việt . Nhưng bật hơi
– f : Đọc gần giống như ” ph ” trong tiếng Việt . Nhưng bật hơi
– m : Đọc gần giống như ” m ” trong tiếng Việt . Nhưng bật hơi
Nhóm 2 : Âm đầu lưỡi
– d : Đọc gần giống như ” t ” trong tiếng Việt .
– t : Đọc gần giống như ” th ” trong tiếng Việt .
– n : Đọc gần giống như ” n ” trong tiếng Việt .
– l : Đọc gần giống như ” l ” trong tiếng Việt .
Nhóm 3: Âm đầu lưỡi trước
– z : Đọc gần giống như ” tr ” và ” dư ” trong tiếng Việt .Đưa lưỡi ra phía trước nhưng bị chặn lại bởi chân răng (lưỡi thẵng).
– c : Đọc gần giống như ” tr và x ” trong tiếng Việt . (thiên về âm “tr” nhiều hơn) nhưng bật hơi. Đưa lưỡi ra phía trước nhưng bị chặn lại bởi chân răng và bật hơi (lưỡi thẳng).
– s : Đọc gần giống như ” x ” trong tiếng Việt . Khi phát âm ra sát và tắc .
– r : Đọc gần giống như ” r ” trong tiếng Việt .
Nhóm 4 : Âm đầu lưỡi sau
– zh : Đọc gần giống như ” tr ” trong tiếng Việt .
– ch : Đọc gần giống như ” tr ” trong tiếng Việt . Nhưng bật hơi .
– sh : Đọc gần giống như ” s ” trong tiếng Việt .
Nhóm 5 : Âm mặt lưỡi
– j : Đọc gần giống như ” ch ” trong tiếng Việt .
– q : Đọc gần giống như ” ch ” trong tiếng Việt . Nhưng bật hơi.
– x : Đọc gần giống như ” x ” trong tiếng Việt .
Nhóm 6 : Âm cuống lưỡi
– g : Đọc gần giống như ” c,k ” trong tiếng Việt .
– k : Đọc gần giống như ” kh ” trong tiếng Việt . Nhưng bật. Có thể đọc giống như chữ g ở trên nhưng bật hơi
– h : Đọc gần giống như ” kh ” trong tiếng Việt .
Quy tắc ghép nguyên âm + phụ âm :
Trường hợp bình thường : Các bạn chỉ cần ghép lại như bình thường, như theo tiếng Việt
- Ví dụ : dai đọc là tai
- Ví dụ : mao đọc là mao
- Ví dụ : Chao đọc là trao
Trường hợp đặc biệt :
TH1: Nguyên âm i chỉ đứng sau nhóm phụ âm đầu lưỡi: z, c, s, zh, ch, r, sh . Khi đó i sẽ là ư
- Ví dụ : zi đọc là chư
- Ví dụ : si đọc là sư
- Ví dụ : ri đọc là rư
- Ví dụ : chi đọc là trư
TH2: Chữ e có 2 cách đọc là “ơ” hoặc “ưa”
+ Nếu chữ đứng trước là : z, c, s, zh, ch, r, sh, g, k, h thì ta đọc là “ưa” . Ví dụ zhe đọc là “trưa”
+ Các chữ còn lại ta đọc là “ơ” . Ví dụ ne đọc là “nơ”